Sẽ rất khó ăn, nếu thức ăn không được nêm nếm vừa miệng. Bên cạnh đó, muối ăn còn được đưa vào chương trình phòng bệnh của quốc gia.
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ những điều cần biết xung quanh việc sử dụng muối và nước mắm trong chế biến thức ăn cho trẻ.
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi khuyên bạn nên dùng sản phẩm nước mắm hạnh phúc. Nước mắm hạnh phúc đạt tiêu chuẩn chất lượng Bộ y tế đề ra và là loại nước mắm có độ đạm cao rất tốt cho bé.
Nước mắm cho bé ăn dặm
Sử dụng muối và nước mắm cho trẻ
Trẻ dùng bao nhiêu thì đủ?
Mỗi ngày, lượng muối trẻ cần ăn tùy thuộc vào độ tuổi và độ trưởng thành của thận ở trẻ. Thường gặp các trường hợp cha mẹ cho trẻ ăn dư muối hơn là thiếu muối.
Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi không nên nêm thêm muối hay gia vị khác. Sau thời gian này, nếu sử dụng bột ăn liền có gia vị sẵn thì không nêm gì thêm. Nếu ăn bột gạo xay hoặc 8 tháng ăn cháo thì bắt đầu nêm một ít muối hoặc nước mắm, nước tương, đường… tùy từng món. Sau khi thịt, cá, bột và cháo đã chín thì nêm muối, nước mắm trực tiếp vào cháo hay bột. Cần nêm trước khi cho rau và dầu ăn.
Nhu cầu muối ăn theo độ tuổi:
Trẻ từ 1-3 tuổi: 1,5g/ ngày
Trẻ từ 4-8 tuổi: 1,9g/ ngày
Trẻ từ 9-13 tuổi: 2,2g/ ngày
Trẻ từ 14-18 tuổi: 2,3g/ ngày
Lượng nước mắm dùng cho trẻ chỉ nên khoảng 1/3 muỗng cà phê rồi tăng dần. Đối với trẻ em, nên nêm nhạt vì vị giác của trẻ còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với trẻ.
Dù chế biến thức ăn cho trẻ em hay người lớn đều không thể thiếu muối hay nước mắm. Tuy nhiên, cũng như những loại gia vị khác, muối vànước mắm cũng có tác dụng hai mặt, đặc biệt với trẻ em. Vì vậy, sử dụng hai gia vị này như thế nào để vừa tốt cho sức khỏe vừa không bị phản tác dụng là sự lựa chọn khéo léo của mỗi bà mẹ.
Thời điểm nêm nước mắm cho bé:
Khi bé mới ăn dặm (6 tháng tuổi), mẹ không cần nêm nước mắm hay muối (hoặc gia vị gì) vào bát bột của bé. Đến khoảng 8 tháng, khi bé ăn bột gạo xay (không phải bột bán sẵn) hoặc cháo xay thì mới bắt đầu nêm chút nước mắm cho bé.
Cách nêm nước mắm:
Sau khi thịt, cá... và bột đã chín thì nêm nước mắm trực tiếp vào bột (cháo) rồi khuấy đều. Cần nêm nước mắm trước khi cho rau và dầu ăn
Lượng nước mắm:
Mỗi bữa, mẹ chỉ nên nêm khoảng 1/3 thìa café nước mắm cho bé. Khi bé lớn hơn, có thể tăng thêm một chút nhưng vẫn chỉ nên nêm nhạt. Nếu vừa miệng người lớn là quá mặn với bé.
Lưu ý chọn nước mắm ngon
Trên thị trường hiện nay có không ít các nhãn hiệu nước mắm dành riêng cho bé. Khi chọn mua, mẹ nên chú ý tới các tiêu chí sau:
- Độ đạm: Độ đạm là tiêu chí quan trọng khi chọn mua nước mắm cho bé. Thông thường, nước mắm ngon sẽ có 3 yếu tố đảm bảo chất lượng gồm độ đạm, màu sắc và mùi vị. Độ đạm cao thì chất lượng nước mắm cho bé càng cao.
- Màu sắc: Mẹ thử dốc ngược chai nước mắm, nếu thấy nước mắm trong là ngon. Trường hợp thấy cặn lợn cợn thì không nên mua.Thường thì nước mắm có màu vàng nhạt hoặc màu cánh gián. Nếu nước mắm có màu khác lạ như xanh xám thì mẹ cần chú ý.
- Mùi vị: Nước mắm cho bé phải có vị thơm nhẹ, không mặn chát đầu lưỡi khi mẹ nếm thử.
Chọn muối iốt để phòng ngừa bệnh
Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy, những rối loạn do thiếu iốt ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển về con người cũng như kinh tế của các quốc gia. Các trường hợp rối loạn thiếu iốt trầm trọng có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ như đần độn, thậm chí thiếu iốt nhẹ cũng có thể làm giảm khả năng học tập. Thiếu i-ốt còn gây bướu cổ, thai chết yểu, phụ nữ mang thai thiếu iốt làm tăng nguy cơ sẩy thai…
Do độ an toàn cao, chi phí thấp và ai cũng có thể sử dụng nên muối iốt được xem là lựa chọn hợp lý và hiệu quả nhất trong hành trình lâu dài loại trừ các rối loạn do thiếu iốt. Phòng ngừa các rối loạn do thiếu iốt thông qua sử dụng muối iốt thường xuyên là một trong những nhiệm vụ chính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef), đảm bảo cho mọi trẻ em đều có được cơ hội sống và phát triển đầy đủ khả năng của mình.
Những lưu ý khác
Nếu cho bé ăn ít muối hoặc không ăn muối, nước mắm thì cũng không sợ thiếu muối cho cơ thể vì trong thực phẩm tự nhiên thịt, cá, rau, quả... dù không nêm nếm cũng đã có một lượng natri (muối là NaCl). Khi đó, cơ thể trẻ tự khắc sẽ điều tiết theo hướng tiết kiệm natri, không cho thải ra nước tiểu nhiều.
Trong trường hợp bé ăn dư muối thì lượng dư sẽ được thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu ăn muối dư quá nhiều khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận. Thận của trẻ nhỏ có thể chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng nhiều chất khoáng ở trẻ nhỏ có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…
Khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp nào cho trẻ, cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, phụ huynh gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt. Cần hạn chế sự lệ thuộc vào độ mặn của thức ăn cho trẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét